Trước khi mua máng cáp đục lỗ, ta cần cân nhắc đến mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt để có thể lựa chọn vật liệu máng cáp cho phù hợp.
Máng cáp đục lỗ là gì?
Máng cáp đục lỗ là thiết bị dùng để lắp đặt, dẫn, bảo vệ các đường dây điện, cáp điện,… được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng hoặc các hệ thống điện mặt trời ở nhà cao tầng, các chung tư, xí nghiệp,…
Về thiết kế thì máng cáp đục lỗ không khác nhiều so với máng cáp trơn (không đục lỗ), trên thân máng được đục những lỗ hổng với khoảng cách nhất định. Kích thước của lỗ tùy thuộc vào kích thước của máng cáp để tạo nên sự hài hòa. Để tạo ra những chiếc lỗ trên thân máng, người ta thường dùng bằng loại máy CNC chuyên dụng, giúp máng cáp có tính thẩm mỹ cao.
Ưu nhược điểm của máng cáp đục lỗ
Những lỗ hổng trên thân máng có ưu điểm tản nhiệt cho đường dây điện bên trong máng, hạn chế cháy nổ, tránh tình trạng tăng nhiệt khi trời nắng nóng. Song song với ưu điểm, máng cáp đục lỗ cũng có một số nhược điểm nhất định, điển hình là khả năng bảo vệ dây điện bên trong kém hơn, tạo nơi ở của côn trùng, tích tụ bụi bẩn hoặc khó vệ sinh.
Có bao nhiêu loại máng cáp đục lỗ? Phân loại máng cáp đục lỗ
Có bao nhiêu loại máng cáp đục lỗ? Cũng giống như máng cáp trơn, máng cáp đục lỗ cũng được phân thành nhiều loại kết cấu, từ đó tạo thành một hệ thống máng cáp hoàn chỉnh.
- Máng cáp thẳng: thường có độ dài từ 2,5 – 3m giúp thuận tiện cho việc sản xuất, vận chuyển và lắp đặt; có thể có nắp hoặc không.
- Co chữ L: hay còn gọi là cút L, góc 90°, có chức năng rẽ đường đi của hệ thống dây điện theo hướng mong muốn. Hai đầu của co L có thể bằng hoặc không bằng nhau.
- Co lên: là kết cấu máng cáp dẫn đường dây điện đi lên trên.
- Co xuống: là kết cấu máng cáp dẫn đường dây điện đi xuống. Co lên và co xuống không đối xứng nhau, nên tránh nhầm lẫn hai loại co này.
- Co chữ T: hay còn gọi là cut T, góc ngã ba, ba hướng rẽ có thể bằng nhau hoặc không.
- Co chữ X (ngã tư): hay còn gọi là cut X, chia đường dây điện theo 4 hướng khác nhau hoặc bao bọc các đoạn giao nhau.
- Khớp nối rời: là 2 miếng nối hai bên thành máng, giúp lắp đặt nhanh chóng.
- Khớp nối liền: là dạng máng cáp này được đặt trong lòng máng cáp kia và được bắt vít để cố định. Đây là kiểu nối phù hợp với những loại máng rộng từ 500mm trở xuống và cần che khe hở giữa hai thanh máng thẳng.
Máng cáp đục lỗ có bao nhiêu loại chất liệu?
Máng cáp đục lỗ được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng và vị trí lắp đặt của hệ thống máng cáp.
- Máng cáp mạ kẽm điện phân: được mạ kẽm trong môi trường điện phân, giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ của máng cáp.
- Máng cáp mạ sơn tĩnh điện: là loại máng cáp được sử dụng chủ yếu trong nhà, được phủ lớp sơn tĩnh điện có độ bám cao, giá thành thấp.
- Máng cáp tôn zam: là loại máng được làm từ hợp kim có thành phần hỗn hợp của kẽm, nhôm và magie, không bị gỉ sét khi đặt ngoài trời, chống trầy xước, được dùng nhiều trong xây dựng, container,…
- Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng: đây là loại máng cáp được dùng cho các công trình ngoài trời, những nơi có môi trường khắc nghiệt, dễ bị ăn mòn nên cần những kết cấu máng cáp chắc chắn, bền bỉ.
- Máng cáp tôn tráng kẽm: cũng giống như tôn zam, máng cáp tôn tráng kẽm không bị oxy hóa khi đặt ngoài trời, tuổi thọ lâu dài nhưng chi phí và giá thành rẻ hơn tôn zam.
>> Tham khảo thêm:
- Cáp điện mặt trời chuyên dụng cho hệ thống năng lượng mặt trời, chịu nước, chịu gió, nhiệt độ cao thương hiệu Đức
- 5 loại cáp tín hiệu điều khiển tốt nhất được phân phối bởi Ngọc Bảo
CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI NGỌC BẢO
- Hotline: 0858.680.680
- Địa chỉ: 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
- Email: info@ngocbao.asia