Hiện tượng inverter hòa lưới bị lỗi quá áp xảy ra khi nào? Vì sao hệ thống điện năng lượng mặt trời dễ gặp phải tình huống inverter hòa lưới bị lỗi quá áp? Cách nào để xử lý và tránh tình trạng Inverter hòa lưới bị lỗi quá áp? Cùng Ngọc Bảo giải đáp những câu hỏi này qua bài viết dưới đây!
Hiện tượng inverter hòa lưới bị lỗi quá áp xảy ra khi nào?
Trong quá trình hoạt động, inverter hòa lưới không thể tránh khỏi những sự cố đặc biệt, trong đó lỗi quá áp là sự cố hiện hữu.
Hiện tượng inverter hòa lưới bị lỗi quá áp xảy ra khi:
- Điện áp thấp hơn ngưỡng điện áp cho phép của inverter quy định trong một khoảng thời gian nhất định.
- Điện áp cao hơn ngưỡng điện áp cho phép của inverter quy định trong một khoảng thời gian nhất định.
Dòng điện thông thường sẽ có mức điện áp dao động trong khoảng từ 207V – 241V. Từ mức điện áp chung này, các nhà sản xuất inverter sẽ phải điều chỉnh khả năng biến tần của inverter làm sao có thể hoạt động tốt trong mức điện áp này. Nếu điện áp vượt quá hoặc thấp hơn mức ổn định của inverter, thiết bị sẽ báo sự cố lỗi quá tải.
Vì sao hệ thống điện năng lượng mặt trời dễ gặp phải tình huống inverter hòa lưới bị lỗi quá áp?
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời như thế nào chúng ta đã rõ. Thùy theo thời tiết năng tốt hay nhiều mây mà hệ thống tạo ra nguồn điện năng nhiều hay ít.
Sản xuất lượng điện ổn định, điện năng sẽ được cung cấp cho các tải tiêu thụ. Nếu có lượng điện dư thừa, hệ thống sẽ đưa vào thiết bị dự trữ hoặc tiến hành hòa lưới điện.
Để có thể hòa vào lưới điện, điện áp của inverter phải cao hơn vài vôn (V) so với điện áp của lưới điện lúc đó. Dễ hiểu, để hòa lưới vào lưới điện 220V, điện áp của inverter lúc đó phải tăng lên 222V. Ngoài ra, điện trở của dây dẫn càng lớn thì phải tăng thêm điện áp của dòng điện để đẩy được lượng điện dư thừa lên lưới điện.
Vì vậy, ngoài yếu tố điện áp của inverter, chúng ta cũng cần quan tâm đến dây dẫn điện.
Như đã đề cập bên trên, hiệu suất tạo ra điện năng của hệ thống điện năng lượng mặt trời phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Buổi trưa nắng là lúc hệ thống cho hiệu suất cao nhất. Đây là lý do vì sao hệ thống điện năng lượng mặt trời dễ gặp phải tình huống inverter hòa lưới bị lỗi quá áp.
Ngoài ra, thời điểm trưa nắng cũng là lúc có nhiều hệ thống điện mặt trời khác cũng đẩy điện năng dư thừa lên lưới điện chung. Việc nhiều hệ thống điện mặt trời hòa lưới cùng một lúc khiến inverter phải đưa điện áp lên cao, cho đến khi bị ngừng hoạt động.
Cách nào để xử lý và tránh tình trạng Inverter hòa lưới bị lỗi quá áp?
Hiện tượng inverter hòa lưới bị lỗi quá áp chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những thao tác kiểm tra hệ thống.
Thao tác kiểm tra điện áp của lưới điện
Thực hiện thao tác kiểm tra điện áp của lưới điện là một trong những cách hiệu quả để hạn chế inverter hòa lưới bị lỗi quá áp.
Đầu tiên, ta cần tắt toàn bộ hệ thống điện mặt trời trước khi khi thực hiện kiểm tra. Tắt toàn bộ phụ tải có công suất lớn và nên thực hiện kiểm tra vào buổi trưa – thời điểm có nguy cơ lỗi quá áp nhiều nhất.
Ta kiểm tra bằng cách ghi lại giá trị điện áp trên đồng hồ, theo dõi các giá trị trong vòng 10 phút. Nếu điện áp quá ngưỡng quy định, ta chỉ cần lưu lại ảnh và thông số, gửi chúng cho bộ phận điện lực để giải quyết.
Thao tác kiểm tra lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Lắp đặt không đúng kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố gây ra hiện tượng inverter hòa lưới bị lỗi quá áp. Vì thế, ta cần kiểm tra các yếu tố:
- Ta cần kiểm tra thiết bị biến tần có lắp quá xe điểm nối lưới điện hay không. Khoảng cách càng xa thì chênh lệch điện áp càng răng, từ đó gây ra lỗi quá tải.
- Kiểm tra có bao nhiêu hệ thống điện mặt trời trong khu vực cấp điện của máy biến áp. Nếu có quá nhiều hệ thống đang hòa lưới thì nên tránh những giờ cao điểm.
- Kiểm tra số lượng inverter được lắp đặt ở một điểm nối lưới điện. Nếu có quá nhiều biến tần được nối cùng một lưới điện sẽ dễ gây ra hiện tượng tăng điện áp.
- Có thể bộ ngắt AC bị lỏng, hãy kiểm tra.
- Các mối nối có bị kết nối sơ sài hay không, hãy kiểm tra.
Trong những giờ cao điểm, ta nên nạp lượng điện dư thừa vào ắc quy dự trữ, sau đó có thể thực hiện thao tác hòa lưới sau. Đây là cách hiệu quả để tránh việc inverter hòa lưới bị lỗi quá áp.
Thao tác kiểm tra sụt áp của hệ thống điện năng lượng mặt trời
Để thực hiện được thao tác này, ta nên yêu cầu đơn vị tư vấn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đến kiểm tra độ sụt áp trên đường dây AC. Chúng ta có thể nâng cấp đường dây hòa lưới nếu tổng điện áp vượt ngưỡng quy định của inverter. Các theo tác này chỉ nên thực hiện khi hệ thống điện mặt trời đã được ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.
Các thao tác cụ thể hơn để kiểm tra sụt áp của hệ thống điện năng lượng mặt trời:
- Đo điện áp ban đầu ở tụ cấp điện chính. Cấp điện cho một tải điện bất kỳ để tiến hành đo cường độ dòng điện ở dây mát, dây nóng và đo ở tụ cấp điện chính. Tính toán lượng tăng áp chênh lệch, nếu mức chênh lệch quá cao, ta cần sự can thiệp của đơn vị điện lực.
- Tính điện trở của dây dẫn và điện trở tại các điểm nối.
- Nếu điện áp ổn định nhưng độ sụt áp lưới <4%, ta cần nâng giá trị quá áp.
- Nếu sụt áp vượt quá 4%, ta cần thay thế dây dẫn dòng điện xoay chiều.
Trên là ba thao tác nhằm khắc phục hiện tượng inverter hòa lưới bị lỗi quá áp. Để đảm bảo kiểm tra hiệu quả và an toàn, chúng ta nên tham khảo sự hỗ trợ từ những đơn vị lắp đặt hệ thống điện mặt trời uy tín.
Ngọc Bảo – Địa chỉ cung cấp thiết bị hệ thống điện mặt trời chất lượng cao
Tại Việt Nam, Ngọc Bảo hiện là số ít đơn vị cung cấp các thiết bị pin mặt trời, inverter hòa lưới và các thiết bị liên quan đến điện mặt trời uy tín, chất lượng cao.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành cùng đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, Ngọc Bảo sẵn sàng tư vấn lắp đặt và hỗ trợ khắc phục các sự cố về hệ thống điện mặt trời, trong đó có hiện tượng inverter hòa lưới bị lỗi quá áp. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn cũng như giải đáp các thắc mắc khác.
CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI NGỌC BẢO
Hotline: 0858.680.680
Địa chỉ: 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Email: info@ngocbao.asia