Hotline: 028.9999.5151 Chat Zalo Chat Messenger

Với nhiều ảnh hưởng chồng chéo, sẽ rất khó có thể giải quyết câu chuyện tiết giảm sản lượng điện năng lượng mặt trời ở miền Trung – Tây Nguyên, nếu các bên liên quan không lắng nghe lẫn nhau.

Nhiều kiến nghị giải khó của doanh nghiệp điện năng lượng mặt trời

Trong hơn một năm qua, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành điện năng lượng mặt trời. Việc tiết giảm công suất phát lưới tại các dự án điện năng lượng mặt trời đã gây thiệt hại lớn đến doanh nghiệp. 

Về phía các chủ đầu tư, hàng nghìn cá nhân và tổ chức nhà đầu tư đã gửi đơn cầu cứu cơ quan chức năng về những khó khăn đang gặp phải. Các doanh nghiệp điện mặt trời cũng mong muốn ngành điện nói chung cùng san sẻ khó khăn nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Tại tỉnh Khánh Hòa, địa phương có nhiều doanh nghiệp điện năng lượng mặt trời đang hoạt động đã đề xuất nhiều cuộc đối thoại, trao đổi lắng nghe trực tiếp giữa các bên để tìm ra hướng gỡ khó.

nhiều kiến nghị giải quyết khó khăn doanh nghiệp điện mặt trời

Đề xuất trên báo Lao Động, ông Vương Anh Dũng – TGĐ Công ty Tam Hiệp Phát (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) cho biết, theo hợp đồng mua bán điện với Công ty điện lực tỉnh, các chủ đầu tư được hưởng ưu đãi giá bán điện trong khoảng 20 năm. Tuy nhiên hiện tại sản lượng điện đã bị tiết giảm, việc kéo dài thời gian mua điện, nếu có thể thay đổi được sẽ hỗ trợ được nhiều cho chủ đầu tư. Vì thế, Công ty điện lực tỉnh Khánh Hòa có thể xem xét kéo dài thời hạn hơn 20 năm như đã ký.

Trên tinh thần Quyết định 13 của Chính phủ, điện năng lượng mặt trời áp mái là nguồn năng lượng được ưu tiên mua. Nếu tiết giảm, công ty điện lực tỉnh cần trình bày rõ lý do, phương thức và số lượng sản lượng điện tiết giảm sao cho hợp lý, cân bằng lợi ích giữa các bên, theo nhận định của vị TGĐ Công ty Tam Hiệp Phát.

Về phía tỉnh Đắk Nông, ông Nguyễn Tăng Hưng – Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Đạt (Đắk Nông) cũng mong muốn các cơ quan nhà nước cần hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Kiến nghị với Báo Lao Động, ông cũng đề nghị các ngân hàng giảm hoặc kéo dài thời gian lãi suất, tốt nhất là đến khi ngành điện lực hoạt động được 100% công suất trở lại.

Một mong muốn khác của doanh nghiệp điện năng lượng mặt trời là ngành điện cần công khai với chủ đầu từ các thông tin như: khu vực tiết giảm, ai thực hiện, ai không thực hiện,… để xây dựng tính minh bạch. Ngoài ra, ban lãnh đạo các tỉnh thành cần thỏa thuận, thống nhất với các chủ đầu tư trước khi cắt điện.

Tiết giảm để cân đối tài chính 

Vào tháng 7/2021, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã có báo cáo cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc điều chỉnh kế hoạch tài chính năm 2021.

Theo đó EVNCPC kiến nghị EVN xem xét, có kế hoạch thực hiện và phân bổ sản lượng tiết giảm nguồn điện tái tạo, đề xuất tiết giảm điện mặt trời mái nhà. Cụ thể từ tháng 8/2021, EVNCPC cần phải tiết giảm 865 triệu kWh điện mặt trời mái nhà.

Về nguyên nhân, ông Ngô Tấn Cư – Tổng Giám đốc EVNCPC cho biết trong văn bản gửi EVN là nhằm giảm rủi ro tài chính của công ty.

Tín hiệu khả quan cho điện năng lượng mặt trời vào cuối năm

Giải thích với Báo Lao Động về lý do tiết giảm sản lượng điện năng lượng mặt trời trên địa bàn, ông Trần Đăng Hiền – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa cho biết động thái này nhắm cân bằng giữa nguồn điện và phụ tải sử dụng điện. Đây là quyết định nhằm đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, kế hoạch huy động nguồn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.

Tín hiệu khả quan cho điện năng lượng mặt trời vào cuối năm

Lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp và các chủ đầu tư, Điện lực Khánh Hòa đã có báo cáo cụ thể với Điện lực Miền Trung nhằm xin ý kiến, cùng gỡ khó cho doanh nghiệp điện năng lượng mặt trời.

Ông Hà Văn Chương – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Đắk Lắk cũng thẳng thắn thừa nhận, sẽ rất khó để mua điện năng lượng mặt trời nếu phụ tải sử dụng điện vẫn đang giảm mạnh.

Tuy nhiên cũng theo ông, hiện tình hình dịch bệnh trong nước đã có dầu hiệu khả quan, các doanh nghiệp đang phục hồi dần sản xuất. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành điện lực nói chung và điện năng lượng mặt trời nói riêng.

Việc huy động nguồn phát điện mặt trời mái nhà sẽ tăng cao trở lại khi nhu cầu điện năng cả nước tăng lên, nhất là trong những tháng cuối cùng của năm 2021.